Lịch Sử

Thơ; LỊCH SỬ NGHỀ KHẢM TRAI
Chuyện kể vào thời Lý
Về phía nam kinh thành,
Ở phường Ngọ-Chuyên Mỹ
Có nghề khảm nổi danh.
Người khởi sướng nghề ấy
Là cụ Trương Công Thành
Làm quan đến phó tướng
Tây Đạo vị tướng quân.
Cụ cầm quân đánh giặc
Từng phá Tống bình Chiêm
Từng đánh nam dẹp bắc
Cho đất nước bình yên.
Giặc tan cụ xin nghỉ
Từ giã chốn triều đình
Áo bào xin gửi lại
Tạm biệt LÝ tướng quân (Lý Thường Kiệt)
Cụ trở về quê cũ
Vui với xóm với làng
Một con thuyền câu nhỏ
Soi bóng dòng Nhuệ giang
Ngày lại ngày qua lại
Bên bờ con sông quê
Một hôm cụ nhìn thấy
Trên bãi cát ven đê
Những vỏ trai lấp lánh
Dưới ánh nắng khoe màu
Nổi bật trên nền cát
Toả nhiều màu khác nhau.
Cầm vỏ trai trên tay
Cụ say xưa ngắm nhìn
Nét mặt rạng rỡ lên
Như lập được kỳ tích
Của thời trai thanh niên.
Mang mảnh trai về nhà
Vốn sẵn có hoa tay
Cụ lại ngồi dũa mài
Những mải trai vụn đó
Thành hình hoa lá cây
Rồi đặt lên nền gỗ
Vạch theo cái hình đó
Đục lọt hoạ tiết trai
Cụ lấy sơn gắn lại
Sau mấy ngày đêm mài
Hoạ tiết càng thêm bóng
Rồi tách tỉa lên trai
Tấm tắc đều khen tài
Dân làng nhờ hướng dẫn
Suy tôn làm tổ nghề
Của kỹ thuật khảm trai
Theo cụ trên đường dài
Cháu con luôn rèn luyện
Rồi ngày đêm cải tiến
Phong phú nghề khảm trai.
Tác giả : Cố nghệ nhân Nguyễn Thuyết Trình
Nguyên giám đốc trường mỹ nghệ Hà Đông nay là trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội.
ảnh:nguyễn giỏi
THÔN NGỌ_LÀNG NGHỀ KHẢM TRAI NỔI TIẾNG
Thôn Ngọ là một làng nhỏ nằm ven bên bờ Nhuệ Giang(thuộc xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên Hà Nội)một làng quê thanh bình và yên ả,sông nước hiền hòa,nổi tiếng với nghề khảm trai cổ truyền cùng với những người dân trung hậu,cần cù và đầy nghị lực,đang từng ngày nối tiếp truyền thống hào hùng của cha ông,vững bước trên con đường đổi mới,xây dựng lên một nền văn hóa mang sắc thái nghề truyền thống từ ngàn xưa rất giàu tiềm năng về kinh tế cũng như du lịch
Đi thẳng từ Hà Nội xuôi về phía nam theo hướng quốc lộ1A (cũ)khoảng 40km đến thị trấn Phú Xuyên,từ đây rẽ phải theo biển chỉ dẫn về "ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ KHẢM TRAI"chúng ta sẽ đến một làng nghề có truyền thống nghìn năm văn hóa,mang đậm sắc thái của một vùng quê đồng chiêm trũng ở khu vực đồng bằng SÔNG HỒNG
Trong thời kỳ đổi mới với 441 hộ gia đình dân số là 1.829 người(theo thống kê 2004)và với nghề khảm trai truyền thống nổi tiếng.Người dân thôn NGỌ đang từng ngày xây dựng quê mình thành một làng văn hóa mới giàu đẹp và văn minh.Hiện nay trong làng có 14 họ tộc gồm có:01 họ NGUYỄN ĐÌNH,06 họ NGUYỄN VĂN,01 họ NGUYỄN PHÚ,01 họ NGUYỄN ĐẮC,01 họ NGUYỄN HỮU,01 họ VŨ,01 họ TRẦN,01 họ LƯƠNG vs 01 họ PHẠM.Nhưng theo quan điểm lịch sử thì trong số 14 dòng họ thì họ PHẠM mãi về sau này mới nhập cư và sinh sống cùng dân làng.Theo lời các cụ truyền lại 1000 năm trước ở nơi đây chỉ là đồng nước mênh mông không có nhà cửa làng xóm dù rằng các di tích khảo cổ học ở CHÂU CAN,CHI CHỈ khẳng định PHÚ XUYÊN đã có nền văn hóa gần 2.000 năm lịch sử.Đất làng NGỌ lúc bấy giờ chỉ là gò đất nổi lên giữa đồng nước mênh mông ấy thôi.Chẳng thế mà TRIỀU QUAN NHÀ LÝ năm 1100,sau khi xem địa lý để xây dựng ngôi miếu thờ ĐỨC TRƯƠNG CÔNG THÀNH đã phải ghi nhận vào sử xách:
"Trường Giang xuất mạch khí Đông Bắc
xuất vu Tây Nam thủy giang xuất mạch đột lập"
có nghĩa là:có sống dài tạo ra mạch khí ở Đông Bắc,nhưng về phía Tây Nam thì mạch khí đột nhiên hòa vào một vùng "rốn nước" mênh mông lúc bấy giờ 6 anh em nhà họ NGUYỄN,cùng với 1 số gia đình họ Vũ,họ TRẦN,họ TRƯƠNG và họ LƯƠNG cùng về đây sinh sống đây là nhưng người đầu tiên đến để khai hoang mảnh đất nhỏ vơi xung quanh là nước,họ là những người dân làm nghề chài lưới lúc đến thì vẫn ở trên thuyền.Sau này thấy đất lành thì mới lên đồng đất định cư và làm nhà.Tên làng có tên từ chính năm GIÁP NGỌ ấy sau nay gọi là THÔN NGỌ.các dòng họ NGUYỄN trong làng như NGUYỄN ĐÌNH,NGUYỄN VĂN,NGUYỄN ĐẮC,NGUYỄN PHÚ HAY NGUYỄN HỮU đều có chung nguồn gốc lúc lập làng.Chỉ có những dòng họ như ho TRẦN,VŨ,LƯƠNG vẫn giữ nguyên đến tận bây giờ không hề thay đổi.Riêng họ TRƯƠNG đến đời ĐỨC TRƯƠNG CÔNG THÀNH sau khi thoái ấn và mũ từ quan,NGÀI quy y PHẬT PHÁP thì hết người nối dõi.thời kỳ họ NGUYỄN trong làng phân chia thành các dòng họ NGUYỄN ngày nay ước tính khoang 500 năm về trước vì :theo tộc phả họ NGUYỄN ĐÌNH từ khi ghi chép được đến nay cũng 17 thế hệ với 481 năm lịch sử
tộc phả họ NGUYỄN PHÚ,NGUYỄN ĐẮC cũng ghi chép được 14-15 đời với thời gian xấp xỉ 450 năm....
Người dân thôn NGỌ hiện nay hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử phát triển hơn 1.000 năm với những kỳ tích hào hùng,vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xóm làng đất nước
Người dân thôn NGỌ vô cùng tự hào vì có một danh tướng TRƯƠNG CÔNG THÀNH(1053-1099)thời nhà LÝ.Lúc còn sống NGÀI đã tận trung với nước,cùng LÝ THƯỜNG KIỆT bình CHIÊM,phá TỐNG.khi ca khúc khải hoàn thì từ quan không ham danh vọng mà quy y PHẬT PHÁP và đi du sơn ngoạn thủy.một lần trên bãi biển ,NGÀI bắt gặp xác 1 loài thủy vật nằm trên cát.cậy lớp bên ngoài thì thấy vân ngũ sắc lung linh rất đẹp,NGÀI mang về nhà và bày chơi sau tìm hiểu kỹ trong sách thì thấy gọi là con XÀ CỪ lúc bấy giờ noi ở của NGÀI chỉ là cái am nhỏ với vài gian nhà tranh về nhà NGÀI ghép thử vào đôi câu đối sơn then,thấy đẹp ngài lại ra biển và lần này mang về vô số xà cừ làm hoàn thiện 1 bức hoành phi và 1 đôi cau đối cũng là lúc NGÀI sắp về nơi cõi PHẬT.Dân THÔN NGỌ cảm công ơn của NGÀI ngày đêm đến chăm sóc NGÀI truyền nghề quý cho mang hết chỗ xà cừ còn lại về dùng.Chính vì vậy năm 1099 người dân THÔN NGỌ đã biết được nghề khảm mà ĐỨC TRƯƠNG CÔNG THÀNH đã chỉ cho.Trải qua bao nhiêu đời không ai còn nhớ nũa  người dân làng NGỌ đã biết mài mỏng trai ốc biết làm ra cưa dũa và dao tách để dùng.Rồi thì theo năm tháng và sự phát triển nhiều cụ ở thôn NGỌ đã được triệu vào KINH THÀNH HUẾ để vào làm khảm cho ĐỨC VUA.Người được chọn 1 trong số rất nhiều người là cụ LÝ MỤC trong dòng họ NGUYỄN VĂN hoàn thành xong 1 số tác phẩm các cụ được VUA ban cho triện ngà vẫn gọi là "Triện mục tượng của cụ LÝ MỤC "Đến cuối đời nhà NGUYỄN (1920-1945)thì nghề khảm trai đã trở lên rất nổi tiếng với nghành khảm truyền thần