Theo thống kê chưa đầy đủ thì Hà Nội có khoảng 1.000 làng nghề, hiện nay số làng giữ được và làm giàu từ nghề truyền thống của quê hương không phải là hiếm. Và làng Chuôn Ngọ xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên với nghề khảm trai tự hào là một trong số những làng nghề đó.
Theo truyền thuyết và thần phả đình làng Chuôn Ngọ thì nghề khảm trai do cụ tổ làng nghề là Trương Công Thành tạo dựng cách đây đã gần 1.000 năm. Ý tưởng ghép những mảnh vỏ trai, ốc, sò trôi dạt vào bờ với màu sắc tự nhiên của cụ Trương Công Thành đã tạo ra các hoạ tiết hoa văn sinh động và dần dần phát triển thành nghề khảm ngày nay.
Nghề khảm trai có 6 công đoạn cơ bản: vẽ mẫu cho bức tranh, cưa trai theo nét vẽ, đục gỗ và gắn trai vào gỗ, mài khảm, thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức tranh.
Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít, chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động, đặc sắc.
Nghệ nhân Trần Bá Dinh, một trong những nghệ nhân có công gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của làng cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm nghề khảm vỏ ốc, các cháu từ cháu trai đến cháu dâu mỗi người một việc, đứa giỏi vẽ họa tiết, đứa giỏi cưa ốc, vỏ trai khá tinh xảo của nghề”.
Để làm được nghề phải là người tỉ mỉ và kỹ tính, nhu mì, làng Chuôn Ngọ có tới hơn 3.000 người chuyên tâm vào làm vỏ trai, vỏ ốc để phục vụ cho các nghệ nhân chuyên vẽ tranh đồng quê, tranh phong thủy và khảm bằng vỏ ốc, vỏ trai
Để đầu tư cho tranh khảm trai, khảm ốc thì người làng Chuôn Ngọ có mối mua trai sau chế biến thô ở Bắc Ninh và Hải Dương với giá thành khoảng từ 50 nghìn đồng/kg.
Nghệ nhân Trần Bá Dinh và tác phẩm khảm trai về Bác Hồ
Riêng chất liệu vỏ ốc, vỏ trai còn có nguồn thu nhập từ nước ngoài với giá 2 triệu đồng một lạng ( khoảng 100 miếng mỏng như giấy). Loại vỏ ốc này có thể vẽ chạm khảm chân dung, có tranh giá 2 triệu đồng/bức.
Chị Nguyễn Vy Anh, một khách du lịch cho biết: “Tôi đang chọn một số sản phẩm khảm trai để làm quà tặng cho đối tác người nước ngoài bởi họ rất thích đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam”.
Có những người đã từng đặt cọc tiền để sau một tháng lấy tranh chân dung bằng vỏ ốc, nếu là tranh phong thủy do việt kiều đặt thì có bức có giá 10 triệu đồng.
Hiện nay, các loại tranh được khách du lịch ưa thích là tranh phong cảnh đồng quê Việt Nam với những cảnh bụi tre, con đò, bến nước, những di sản văn hóa bao gồm chùa chiền, đình làng hoặc tranh tứ bình mai, lan, cúc, trúc hay đào, sen, cúc, hồng có giá từ 1 triệu đồng/ bộ.
Những nghệ nhân trẻ nổi tiếng trong làng khảm trai như nghệ nhân Nguyễn Phú Vinh, nghệ nhân Nguyễn Đức Biết được biết đến với các tác phẩm vẽ tranh khảm ốc, họa tiết của tranh.
Làng Chuôn Ngọ không chỉ có khách du lịch quốc tế đến thăm, mua sản phẩm du lịch của làng nghề mà nay con cháu trong làng đã có điều kiện để mở rộng ra nhiều cửa hàng khảm trai, khảm ốc trên các khu phố cổ ở Hà Nội theo nhu cầu của du khách.
Sau những biến cố của làng nghề thì giờ đây người dân đã có thể sống được với nghề khảm trai, khảm ốc đã có truyền thống hàng nghìn năm. Đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho Chuôn Ngọ.
|
Mọi người tham khảo thêm
ReplyDeleteĐổi mới giao diện màn hình máy chà nhám thùng mới nhất hiện nay