Tuesday, 8 April 2014

BỨC TRANH TRUYỀN THẦN VỊ ĐẠI TƯỚNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Saturday, 5 April 2014

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ mở rộng thị trường xuất khẩu

(VEN) - Cùng với việc kế thừa và phát huy những sản phẩm khảm trai truyền thống của làng nghề, người dân Chuôn Ngọ đang chú trọng tạo ra những mẫu mã, sản phẩm mới phù hợp cho xuất khẩu. Đây là hướng phát triển mới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho làng nghề.

cố
Nghệ nhân Trần Bá Dinh và bức khảm vua Lý Thái Tổ xuống chiếu rời đô.
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) từ lâu đã nổi danh với gần 1.000 năm lịch sử và sản phẩm của làng nghề được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật khảm Việt Nam. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ Chuôn Ngọ, từ những đồ gia dụng như bàn ghế, giường tủ, đến những đồ trang trí nội thất như tranh treo, câu đối, bình phong… đều trở lên lung linh, có hồn với những nét chạm khảm tinh vi và mềm mại. Theo nghệ nhân Trần Bá Dinh, một trong những lão làng của làng nghề Chuôn Ngọ: kỹ thuật khảm trai Chuôn Ngọ đòi hỏi người thợ phải có bàn tay khéo léo, tỉ mẩn và có cảm quan tốt về màu sắc. Từ những nguyên liệu chung như: vỏ trai, ốc, cửu khổng, ngọc lữ, xác và những mẫu họa tiết chung như: tam quốc, tứ dân, tùng cúc trúc mai… nhưng sản phẩm do mỗi người thợ tạo ra lại rất khác nhau về màu sắc, độ mềm mượt và đặc biệt là hồn của bức khảm
.
Chính sự đa dạng về màu sắc, độ tinh xảo trong các nét chạm khảm của sản phẩm làng nghề mà giá thành của các sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ không hề rẻ. Với những sản phẩm như: bàn ghế, giường, tủ khảm ốc, cửu khổng có giá từ 20-100 triệu đồng, cá biệt có những sản phẩm được khảm bằng ốc đỏ có giá lên tới 150-200 triệu đồng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, khoảng 10 năm trở lại đây làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ rất phát triển, sản phẩm của làng nghề không chỉ được ưa dùng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Đà Nẵng, TP.HCM… mà cũng đã được xuất khẩu.
Là người đầu tiên đưa sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ trở lại thị trường xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Vui, Chủ nhiệm HTX sơn khảm Ngọ - Hạ chia sẻ: Khoảng 30 năm trước đây, sản phẩm khảm trai của Chuôn Ngọ đã được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ), Ba Lan và các nước Đông Âu. Nhưng rồi do tác động của nhiều yếu tố, sản phẩm của làng nghề không xuất khẩu được nữa. Cho đến khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm của làng nghề Chuôn Ngọ lại được rộng mở. Ban đầu, đại diện cho làng nghề HTX sơn khảm Ngọ - Hạ đem những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề như: tủ khảm, tranh treo, bình phong, câu đối… đến tham dự các cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ và đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du khách, đã có nhiều khách hàng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan về tận HTX đặt hàng. Tuy nhiên, những sản phẩm truyền thống của làng nghề như bàn ghế, giường tủ, sập… lại không phải là những sản phẩm được khách nước ngoài ưa chuộng mà họ chỉ đặt hàng những sản phẩm trang trí như: tranh, khay, hộp, lục bình, lọ hoa, bình phong…Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, rất nhanh chóng người dân Chuôn Ngọ chuyển một phần sang sản xuất đồ trang trí, hàng lưu niệm.
Đến nay, sau một thời gian tìm tòi sáng tạo, những sản phẩm trang trí, nội thất được chạm khảm cầu kỳ, khéo léo của Chuôn Ngọ đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc.. với doanh thu khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm đồ lưu niệm, đồ trang trí, người dân Chuôn Ngọ đang dần cải tiến mẫu mã sản phẩm truyền thống theo hướng đơn giản hóa và tạo ra những sản phẩm giả cổ… nhằm tạo cơ hội xuất khẩu cho những sản phẩm truyền thống của làng nghề. Để tăng tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề, người dân Chuôn Ngọ hiện đã đưa nhiều loại thiết bị hiện đại vào sản xuất như: máy phun sơn, máy đục, máy cắt laze…
Với sự sáng tạo và khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy, người dân Chuôn Ngọ đã bước đầu thành công khi xuất khẩu được sản phẩm và mở ra một hướng phát triển mới đầy triển vọng cho làng nghề./.
nguồn tin Việt Nga baomoi.com