Sunday, 25 May 2014

China seriously violated international law and the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea
At the World Economic Forum on East Asia , Prime Minister Nguyen Tan Dung stated:
China particularly serious violation of international law and the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea ( DOC )
BienDong.Net : On 22/5 , Prime Minister Nguyen Tan Dung attended the World Economic Forum on East Asia ( WEF East Asia ) was held in Manila , Philippines , at the invitation of Philippine President Benigno S. Aquino III and Chairman of the World Economic Forum ( WEF ) Klaus Schwab .
Below is the text of Prime Minister 's speech content is under official news agency VNA announced .


Your Excellency Benigno S. Aquino , Philippine President
Dear Professor Klaus Schwab , chairman of the World Economic Forum ,
Distinguished Leadership and Gentlemen ,
I was so excited to attend the World Economic Forum on East Asia in Manila 23rd . This event represents the interest of the international business community prior reform efforts and the rapid growth of the Philippines in recent years .
On behalf of the Government and people of Vietnam , I would like to congratulate the Philippines . On this occasion , I would appreciate positive contributions of Professor Klaus Schwab, WEF and to promote the dynamic development of the region .
This conference takes place in the context of the Asia - Pacific region is the fastest-growing and dynamic world . However, we also found that the expression declining growth rate of the economy in some areas . One of the reasons is the motivation of the current growth model is no longer strong enough . So we need to create new incentives to regain momentum and sustainable growth . In my opinion , it is globalization and international integration should be more extensive . At the same time institutional innovation market economy with quality and higher requirements with implementation progress and social justice , better environmental protection , implementation of development goals and the Millennium faster performance more firmly .
Currently, countries in the region are taking advantage of the trend of cooperation and economic links active at many levels to move into the new impetus to sustainable development . For its part , Vietnam is a country that is politically stable social stability , macroeconomic stability and high growth , exports and foreign investment increased . Vietnam actively contributes to building ASEAN Community by 2015. Promote We are negotiating Economic Partnership Agreement Trans-Pacific ( TPP ) Agreement on Comprehensive Economic Partnership areas ( RCEP ) and the free Trade Agreement with the EU , South Korea , Customs Union ( Russia - Belarus - Kazakhstan ) ... I believe these are great opportunities for businesses to expand their operations overseas business started investment with Vietnam as well as with countries in the Asia - Pacific region .
Growth dynamics are generated from structural reforms and economic institutions . Most countries are giving priority to improving governance capacity , infrastructure development , education , health , science and technology and agriculture ...
WEF East Asia Forum this year focuses on " growth for the Advancement uniform " is the right choice . Vietnam Experience shows that reforms in the country coupled with international integration is the effective way to create a strong motivation for rapid and sustainable development . Currently , we are continuously perfecting the market economy and economic growth pattern transformation in order to build a competitive economy associated with high equity and social progress , friendly environment .
Ladies and Gentlemen ,
There can be no development without peace and stability . Vietnam strives to contribute to peace , stability and optimism about the future of development cooperation in Asia - Pacific. However, looking at the panoramic picture area recently , I completely share the concerns of Professor Klaus Schwab in a speech today at the Forum WEF Davos and early 2014 's instability is increased. In fact , disputed territorial claims in the South China Sea and East China Sea are increasingly complex developments , seriously threaten peace , stability and security in the region .
Currently, over 3/4 of the volume of global merchandise trade is transported by sea and 2/3 of which go through the South China Sea . Instability or conflict here would disrupt the flow of goods and huge lines and multiple economies not only in the region but the whole world will suffer incalculable consequences , may even reverse process of world economic recovery .
I note the particularly serious situation going on in the South China Sea . From 05/01/2014 to now , China has used more than 130 vessels , including military ships and aircraft to protect the lower oil rig put in place more than 80 miles deep in the exclusive economic zone of Vietnam under the UN Convention on the Law of the Sea 1982. This is a particularly serious violation of international law and the Declaration on the Conduct of Parties in the East Sea ( DOC ) , which China is a signatory party . China's actions have been a direct threat to the peace , stability , security , safety and freedom of navigation and overflight in the South China Sea .
alt
Vietnam always wants peace friendship ( BienDong.Net illustration of shooting at large Spratly )
Vietnam always wanted peace , friendship always exercise utmost restraint , sincerity and goodwill expressed any dialogue use all protest and request China to withdraw immediately rigs and protective escorts waters off Vietnam , respect for the sovereignty of the islands of Vietnam , adhere to international law , the UN Convention on the Law of the Sea in 1982. however , so far China is not only not meet the requirements Vietnam but also worthy of slander , blame Vietnam and continue to use the power , increase the threatened action , infringement of increasingly more severe . We are steadfast and determined to defend its sovereignty by peaceful means , in accordance with international law .
Both peoples Vietnam protest the wrongdoing of China . In many places , people spontaneously protest , in which some people have been violations , the Government of Vietnam has prevented timely and properly handle strict laws . The situation was completely stable . The business has been helping to support appropriate and most have returned to work normal business .
Ladies and Gentlemen ,
We would like to thank the ASEAN countries in the world and your friends have shared and supported Vietnam to protect national sovereignty and its legitimate interests in accordance with international law . We wish to continue receiving valuable help support this . The partnership unites the international community is urgently needed to prevent violations of international law .
Hope You and the World Economic Forum continues to contribute actively to build a Asia - Pacific peace , stability , cooperation and prosperity .

Tuesday, 8 April 2014

BỨC TRANH TRUYỀN THẦN VỊ ĐẠI TƯỚNG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Saturday, 5 April 2014

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ mở rộng thị trường xuất khẩu

(VEN) - Cùng với việc kế thừa và phát huy những sản phẩm khảm trai truyền thống của làng nghề, người dân Chuôn Ngọ đang chú trọng tạo ra những mẫu mã, sản phẩm mới phù hợp cho xuất khẩu. Đây là hướng phát triển mới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho làng nghề.

cố
Nghệ nhân Trần Bá Dinh và bức khảm vua Lý Thái Tổ xuống chiếu rời đô.
Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) từ lâu đã nổi danh với gần 1.000 năm lịch sử và sản phẩm của làng nghề được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật khảm Việt Nam. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ Chuôn Ngọ, từ những đồ gia dụng như bàn ghế, giường tủ, đến những đồ trang trí nội thất như tranh treo, câu đối, bình phong… đều trở lên lung linh, có hồn với những nét chạm khảm tinh vi và mềm mại. Theo nghệ nhân Trần Bá Dinh, một trong những lão làng của làng nghề Chuôn Ngọ: kỹ thuật khảm trai Chuôn Ngọ đòi hỏi người thợ phải có bàn tay khéo léo, tỉ mẩn và có cảm quan tốt về màu sắc. Từ những nguyên liệu chung như: vỏ trai, ốc, cửu khổng, ngọc lữ, xác và những mẫu họa tiết chung như: tam quốc, tứ dân, tùng cúc trúc mai… nhưng sản phẩm do mỗi người thợ tạo ra lại rất khác nhau về màu sắc, độ mềm mượt và đặc biệt là hồn của bức khảm
.
Chính sự đa dạng về màu sắc, độ tinh xảo trong các nét chạm khảm của sản phẩm làng nghề mà giá thành của các sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ không hề rẻ. Với những sản phẩm như: bàn ghế, giường, tủ khảm ốc, cửu khổng có giá từ 20-100 triệu đồng, cá biệt có những sản phẩm được khảm bằng ốc đỏ có giá lên tới 150-200 triệu đồng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, khoảng 10 năm trở lại đây làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ rất phát triển, sản phẩm của làng nghề không chỉ được ưa dùng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định, Đà Nẵng, TP.HCM… mà cũng đã được xuất khẩu.
Là người đầu tiên đưa sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ trở lại thị trường xuất khẩu, bà Nguyễn Thị Vui, Chủ nhiệm HTX sơn khảm Ngọ - Hạ chia sẻ: Khoảng 30 năm trước đây, sản phẩm khảm trai của Chuôn Ngọ đã được xuất khẩu sang Liên Xô (cũ), Ba Lan và các nước Đông Âu. Nhưng rồi do tác động của nhiều yếu tố, sản phẩm của làng nghề không xuất khẩu được nữa. Cho đến khoảng 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm của làng nghề Chuôn Ngọ lại được rộng mở. Ban đầu, đại diện cho làng nghề HTX sơn khảm Ngọ - Hạ đem những sản phẩm tiêu biểu của làng nghề như: tủ khảm, tranh treo, bình phong, câu đối… đến tham dự các cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ và đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du khách, đã có nhiều khách hàng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan về tận HTX đặt hàng. Tuy nhiên, những sản phẩm truyền thống của làng nghề như bàn ghế, giường tủ, sập… lại không phải là những sản phẩm được khách nước ngoài ưa chuộng mà họ chỉ đặt hàng những sản phẩm trang trí như: tranh, khay, hộp, lục bình, lọ hoa, bình phong…Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, rất nhanh chóng người dân Chuôn Ngọ chuyển một phần sang sản xuất đồ trang trí, hàng lưu niệm.
Đến nay, sau một thời gian tìm tòi sáng tạo, những sản phẩm trang trí, nội thất được chạm khảm cầu kỳ, khéo léo của Chuôn Ngọ đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc.. với doanh thu khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm đồ lưu niệm, đồ trang trí, người dân Chuôn Ngọ đang dần cải tiến mẫu mã sản phẩm truyền thống theo hướng đơn giản hóa và tạo ra những sản phẩm giả cổ… nhằm tạo cơ hội xuất khẩu cho những sản phẩm truyền thống của làng nghề. Để tăng tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm của làng nghề, người dân Chuôn Ngọ hiện đã đưa nhiều loại thiết bị hiện đại vào sản xuất như: máy phun sơn, máy đục, máy cắt laze…
Với sự sáng tạo và khả năng nắm bắt thị trường nhanh nhạy, người dân Chuôn Ngọ đã bước đầu thành công khi xuất khẩu được sản phẩm và mở ra một hướng phát triển mới đầy triển vọng cho làng nghề./.
nguồn tin Việt Nga baomoi.com

Monday, 31 March 2014

Những người “giữ lửa” nghề khảm trai Chuôn Ngọ

Những người “giữ lửa” nghề khảm trai Chuôn Ngọ

 "Bàn tay vàng" Nguyễn Xuân Dũng bên chiếc tráp giá 12 triệu đồng.
"Bàn tay vàng" Nguyễn Xuân Dũng bên chiếc tráp giá 12 triệu đồng
Nổi danh từ nghề khảm trai truyền thống, làng Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội được biết đến là “thủ phủ” của rất nhiều sản phẩm mang đỉnh cao nghệ thuật. Gần 1.000 năm nay, lúc thăng lúc trầm nhưng biết bao thế hệ con cháu của làng vẫn nguyện “sống” và “cháy” hết mình với nghề khảm cổ.

Ngõ nhỏ của những “bàn tay vàng”

Về Chuôn Ngọ trong những ngày tháng Chạp, không khí của làng nghề nhộn nhịp hơn. Nhà nhà, người người, từ cụ già đến trẻ nhỏ, mỗi người một công đoạn cùng chung tay “thổi hồn” cho những mảnh trai thô cứng trở nên sinh động và mềm mại với nhiều hình ảnh bắt mắt.

Tại một ngõ hẻm chật chội nằm ở đầu làng, nơi chỉ đủ cho hai người lui tới, nhưng chính nơi đây đã sinh ra lớp lớp nghệ nhân có tên tuổi, được nhà nước phong tặng danh hiệu “bàn tay vàng” nổi danh, vọng tiếng.

Được xem là người “giữ lửa“ cho làng nghề, ông Nguyễn Xuân Dũng cho biết, nghề khảm trai Chuôn Ngọ hình thành từ thời nhà Lý, do ông tổ Trương Công Thành, một danh tướng của triều đình nhưng đã lui khỏi chốn quan trường gây dựng.

Đến nay, nghề khảm trai đã trở thành nghề kiếm tiền chủ lực của gia đình ông, cũng như hơn gần 1.000 hộ dân khác trong xã.

“Gần 30 năm gắn bó với nghề khảm trai, càng làm tôi lại cảm nhận được thêm những nét tinh hoa của nó. Cũng chính nét tinh hoa ấy đã khiến tôi mỗi ngày một ‘say’ và “cháy’ với nghề hơn,” ông Dũng bộc bạch.

Trò chuyện với khách, ông Dũng vừa khéo léo chạm trổ, đặt những mảnh trai đã được cắt gọt lên bức tranh nhà Phật. Những vỏ ốc, vỏ trai vô hồn qua bàn tay của ông dần trở thành con rồng uốn lượn trên chiếc tráp cổ, những bức tranh tam quốc tinh xảo, truyền thần và sống động.

Nghệ Nhân.Nguyễn Xuân Dũng trước cửa đình làng Chuôn Ngọ


Chia sẻ về cái duyên đến với nghề, ông Dũng bảo rằng: “Bắt đầu từ những vỏ ốc, vỏ trai. Những thứ tưởng chừng như vứt đi ấy, nó dần gắn bó với tuổi thơ của tôi. Cứ rảnh rỗi, tôi lại phụ giúp ông nội và bố làm những công việc đơn giản của quá trình khảm trai. Rồi cái nghề nó ăn sâu vào con người mình lúc nào chẳng biết.”

Cũng như gia đình ông Dũng, gia đình nghệ nhân Trần Bá Dinh đã hai lần được nhà nước phong tặng danh hiệu “bàn tay vàng,” với những bức tranh truyền thần về Bác Hồ và rất nhiều các vị nguyên thủ quốc gia khác.

Đến nay, hơn 70 năm gắn bó và truyền lửa về nghề truyền thống, ông Dinh cảm thấy vinh dự nhất là được làm ảnh chân dung Bác Hồ để biếu Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng tỉnh ủy Hà Tây cũ. Thấy bức chân dung đó, Bác Hồ rất hài lòng.

Tin tưởng tài năng của ông, năm 1968, nhân dịp chuẩn bị sang thăm Cuba, Bác Hồ đã chỉ thị Văn phòng Chính phủ đặt ông làm bức ảnh Chủ tịch Fidel Castro làm quà tặng. Không phụ sự kỳ vọng của Bác, ông đã sớm hoàn thành bức chân dung với vẻ đẹp thân thiện, lạc quan.

Tiếp nối tài năng của ông, lớp lớp thế hệ trẻ của làng cũng đã dần trở thành những nghệ nhân có tiếng. Cũng chỉ với những khúc củi khô, những tấm gỗ vô hồn, qua bàn tay của những nghệ nhân Chuôn Ngọ đã trở thành những kiệt tác được bán trên thị trường.
Ngôi miếu thờ cụ tổ nghề khảm trai Chuôn Ngọ.ảnh do Đắc Quỳnh cung cấp

“Sống” mãi với nghề

Chia sẻ với phóng viên Vietnam+ về nghề khảm trai, bà Nguyễn Thị Vui, chủ nhiệm hợp tác xã sơn khảm Ngọ Hạ cho biết: “Với nghề khảm trai, khó nhất là khâu vẽ mẫu. Đó là công việc đầu tiên để tạo ra cái hồn của sản phẩm. Sau đó là việc tách tỉa như dùng mũi dao tách những mảnh trai thành từng nét.”

Cũng theo bà Vui, thì nguyên liệu để làm sản phẩm ở Chuôn Ngọ không chỉ là vỏ trai, vỏ ốc ở trong nước mà còn được thu mua từ các vùng biển ở Singapore, Indonesia... Đó là những vỏ trai bóng bẩy, đa dạng màu sắc với vẻ đẹp tự nhiên.

Cùng với đó, sản phẩm khảm trai ở Chuôn Ngọ cũng đa dang từ tủ, bàn ghế, đến câu đối, hoành phi trong nhà thờ, hay những bức tranh phỏng theo các truyện cổ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Nhờ đường nét tinh xảo và có hồn mà sản phẩm khảm trai Chuôn Ngọ nổi tiếng với giá trị rất cao. Những hàng đặt như tủ chè, sập gụ khảm ốc giá từ 15 đến 100 triệu đồng tùy theo chất liệu khảm, hay như tủ chè gỗ trắc được khảm bằng ốc đỏ giá bán từ 80 đến 200 triệu đồng.

“Ở Ngọ Hạ, khảm trai được xem là nghề chính, nghề kiếm tiền với 70% tổng thu nhập. Cũng nhờ nghề cổ này, hơn hàng trăm hộ dân của làng đã thoát khỏi cảnh ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’ và no đủ hơn,” bà Vui xởi lởi nói.

Bên cạnh giúp người dân có bát cơm ngon, từ năm 1994 đến nay, hợp tác xã sơn khảm Ngọ Hạ mà bà Vui làm chủ nhiệm còn mở các lớp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật trên cả nước để giúp các em tự tin hòa nhập vào cộng đồng, có công ăn việc làm ổn định.

Tính đến nay, bà Vui đã dạy và tạo nghề cho gần 2.500 cháu khuyết tật. Ngoài ra, hợp tác xã cũng đã dạy nghề và tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 1.000 lao động phổ thông.

“Với mức thu thập từ 5 đến 6 triệu đồng một tháng, những năm gần đây, đời sống của người dân đã cải thiện rõ rệt. Thế hệ con cháu được chăm lo cho học hành tốt hơn. Tôi tin rằng, thu nhập trên sẽ giúp người dân và các em khuyết tật ‘cháy’ mãi với nghề khảm cổ,” bà Vui phấn khởi nói./
bài viết được lấy từ anh Hùng Võ.

Saturday, 29 March 2014

Sơ Lược Về Lịch Sử Làng Ngề


Cùng Melinh PLAZA khám phá làng nghề khảm trai nổi tiếngLàng nghề khảm trai Chuyên Mỹ thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, Hà Tây cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về hướng nam. Nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ hình thành từ bao giờ không rõ nhưng muộn nhất cũng từ thế kỷ XI do Trương Công Thành, một vị tướng dưới thời Lý truyền dạy cho dân làng. Nhớ tới công đức của ông, dân Chuyên Mỹ tôn ông là tổ nghề khảm.

Lịch sử làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ, Phú Xuyên

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ thuộc địa phận huyện Phú Xuyên, Hà Tây cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km về hướng nam. Nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ hình thành từ bao giờ không rõ nhưng muộn nhất cũng từ thế kỷ XI do Trương Công Thành, một vị tướng dưới thời Lý truyền dạy cho dân làng. Nhớ tới công đức của ông, dân Chuyên Mỹ tôn ông là tổ nghề khảm.

Hiện nay, người dân Chuôn Ngọ đã xây dựng xong ngôi đình thờ cụ Trương mới (2002) (dựa trên nền tảng của ngôi đình cũ đã bị chiến tranh tàn phá). Nơi đây được trang trí những bức hoành phi, câu đối do các bàn tay tinh xảo nhất của làng khảm thể hiện. Nổi bật nhất là bức Đại tự có ghi 4 chữ “Công cái hoàn vũ” (Tạm dịch: Công đầu là gìn giữ bờ cõi), toàn bằng xà cừ (ốc đỏ), có thể nói đây là bức đại tự khảm lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tất cả tác phẩm trưng bày ở đình này đều do dân làng và khách thập phương cung tiến thể hiện lòng Thành kính với nghệ tổ (cụ Trương).

Từ những vỏ trai, vỏ ốc tưởng như vô dụng những người thợ khảm Chuyên Mỹ với bàn tay tài hoa, khéo léo có thể tạo ra bất kỳ họa tiết nào dù tinh vi phức tạp đến đâu. Trước đây, người thợ Chuyên Mỹ chủ yếu làm hoành phi, câu đối và trang trí một số đồ gỗ sang trọng như sập gụ tủ chè. Ngày nay theo nhu cầu của thị trường, các sản phẩm Chuyên Mỹ đa dạng với chất lượng cao thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Du khách đến đây ngày một đông để chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo.
Người Chuyên Mỹ với đôi bàn tay cần mẫn tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo không chỉ phục vụ thị trường nội địa theo thị hiếu Việt Nam mà đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới và chinh phục được khách hàng ở các thị trường khó tính vốn chưa quen với hàng hóa Việt Nam như Anh, Hà Lan, Mỹ, Nhật...
Năm tháng trôi qua, nghề khảm trai với bao nhiêu thăng trầm đến nay đã có tới hơn 70% số hộ trong làng có lao động làm nghề khảm và tham gia các hoạt động dịch vụ cho sự phát triển nghề khảm.
Cùng Melinh PLAZA khám phá làng nghề khảm trai nổi tiếng, Ăn gì - du lịch ở đâu,
Tinh xảo một làng nghề

Nghề khảm trai không đơn giản chỉ là nghề đục đẽo, lắp ráp theo khuôn mẫu nhất định. Để có được một sản phẩm khảm trai theo đúng nghĩa, đó còn là cả một nghệ thuật. Người thợ khảm phải trải qua nhiều công đoạn, trước hết là phải chọn loại vỏ trai phù hợp với đồ dùng mình định khảm. Vỏ trai có nhiều loại: trai cánh mảnh nhỏ, sẫm màu, trai thịt trắng, vỏ mình dầy; trai Nông Cống (Thanh Hóa) có nhiều vân; ốc biển, có thứ gọi là ốc xà cừ, có nhiều ở vùng biển Quy Nhơn, Quảng Nam Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết. Hến biển có một thứ gọi là vỏ xác, thường có nhiều ở Quy Nhơn. Ngoài ra còn có một thứ vỏ trai đặc biệt gọi là Cu Khổng (vì có 9 lỗ vỏ ở phía mép vỏ), có vân màu sắc phong phú hơn màu cầu vồng. Muốn làm hàng mặt nổi như: núi non, cánh phượng, cánh công, phải tìm bằng được Cu Khổng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, ngoài nguồn nguyên liệu ở trong nước, người thợ Chuyên Mỹ phải mua nguyên liệu từ Trung Quốc, nguyên liệu quý như ốc phải mua từ Singapore.

Từ chất liệu vỏ trai, người thợ khảm phải bỏ rất nhiều công sức để hoàn thành một mặt tranh khảm, bao gồm các khâu: sáng tác bản vẽ, mài, cưa, đục mảnh trên mặt tranh khảm, mài, đánh bóng mặt khảm. Trước đây, đề tài khảm thường chọn các tích ở truyện Tam Quốc và các truyện cổ khác như: “Tam cố Thảo Lư”, “Văn chương cầu hiền”, hay khảm theo mẫu ước lệ như: mai, thông, cúc, trúc, chim hoa, “tứ dân” cảnh - 4 người dân thời cổ. Ngày nay, đề tài khảm lại chọn là các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Chùa Một Cột, Hạ Long, Huế, Sài Gòn… Đến Chuyên Mỹ những ngày này, ta thấy khâm phục và tự hào về một nghề thủ công đang phát triển, những sản phẩm khảm qua đôi bàn tay tài nghệ của các nghệ nhân thật đa dạng, phong phú về chủng loại: bàn ghế, tủ, tráp, hộp trang điểm, tranh phong cảnh… kỹ thuật ngày càng tinh xảo. Những sản phẩm độc đáo mang đậm nét truyền thống của Chuyên Mỹ đã làm say đắm và được sự ngưỡng mộ của du khách gần xa. Sản phẩm của Chuyên Mỹ đã từng tham gia các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc tại Hà Nội, có mặt ở các điểm du lịch, các thị trường lớn của đất nước và thế giới.
Cùng Melinh PLAZA khám phá làng nghề khảm trai nổi tiếng, Ăn gì - du lịch ở đâu,

Công đoạn chế tác Khảm xà cừ
Cùng Melinh PLAZA khám phá làng nghề khảm trai nổi tiếng, Ăn gì - du lịch ở đâu,

Chất liệu thông thường được lấy từ trai, ốc nên khảm xà cừ còn được gọi là khảm trai hay khảm ốc.
Vỏ trai được ưa chuộng là loại vỏ trai của trai ngọc môi vàng, nó thường có kích thước lớn, mặt trong có lớp xà cừ dày màu óng ánh. Làng nghề cổ truyền thì có những tên riêng cho những thứ ốc như "trai cửu khổng" (tức bào ngư), "diệp xù", "trai cánh", "trai Nông Cống". Tuy nhiên những danh từ này chưa được hiệp nhất với tên khoa học.
Người thợ khảm trai dùng những mảnh vỏ trai để khảm (gắn) lên các đồ vật. Các công đoạn cần phải thực hiện khá tỉ mỉ: vẽ mẫu tranh, mài, cưa, đục mảnh, khảm lên tranh rồi lại mài nhẵn và đánh bóng. Bước đầu tiên là chẻ vỏ thành mảnh rồi rọc theo thớ. Mảnh vỏ ốc cắt xong thì đem ngâm nước rồi hơ đèn nóng để uốn phẳng vì vỏ ốc vốn cong. Trong khi đó mặt vật dụng muốn khảm (thường là mặt gỗ) phải khoét lõm để nhận lấy mảnh vỏ ốc. Người thợ dùng sơn ta để gắn. Gắn xong thì đem mài. Trước mài bằng giấy ráp cát to, tiếp theo là cát mịn rồi lại đánh bằng vôi bột. Bước cuối cùng là đánh bằng lá ngái rồi xoa bột gạo lên.

Khảm xà cừ có ở đồ trang sức, khuy áo, đũa, đồ gỗ như bàn ghế, giường, sập, tủ, bình phong, trang treo tường….

Khảm xà cừ thường được kết hợp với đồ gỗ đánh bong sơn mài mỹ nghệ, tuy nhiên nền các bức khảm xà cừ thường có màu tối của lớp sơn đen, chứ không có thêm nhiều màu như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, do bản thân chất liệu xà cừ có tạo nên nhiều màu sắc óng ánh cho chi tiết trang trí. Các họa tiết ở đồ khảm xà cừ có thể là về hoa lá, chim bướm, các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hay từ một tích cổ nào đó trong dân gian.

Hiện nay, công đoạn khắc thủ công có thể thay thế bằng máy khắc lazer và các loại máy móc hỗ trợ khác, song việc cẩn các mảnh xà cừ và hoàn thiện sản phẩm vẫn không thể thiếu được đôi bàn tay của nghệ nhân.

Các sản phẩm khảm trai, ốc của Chuyên Mỹ ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã nhờ sự tìm tòi, sáng tạo của người thợ dựa trên những bí quyết công nghệ hết sức nghiêm ngặt, tỉ mỉ và phức tạp được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ khác nhau. Sản phẩm khảm trai Chuyên Mỹ thể hiện tính độc đáo, trí tuệ của những người thợ thủ công, đồng thời phản ánh tính thời đại và tính hữu dụng cũng như tính thẩm mỹ của nó. Ngày nay, làng khảm Chuyên Mỹ đang tiếp tục phát huy tiềm năng của mình, xứng đáng là nơi lưu giữ nghệ thuật khảm trai truyền thống và sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp và quý.

LÀNG NGHỀ KHẢM TRAI CHUÔN NGỌ





LÀNG KHẢM TRAI CHUÔN NGỌ
   Lang nghe lam giau tu vo oc vo trai
Theo thống kê chưa đầy đủ thì Hà Nội có khoảng 1.000 làng nghề, hiện nay số làng giữ được và làm giàu từ nghề truyền thống của quê hương không phải là hiếm. Và làng Chuôn Ngọ xã Chuyên Mỹ huyện Phú Xuyên với nghề khảm trai tự hào là một trong số những làng nghề đó.
Theo truyền thuyết và thần phả đình làng Chuôn Ngọ thì nghề khảm trai do cụ tổ làng nghề là Trương Công Thành tạo dựng cách đây đã gần 1.000 năm. Ý tưởng ghép những mảnh vỏ trai, ốc, sò trôi dạt vào bờ với màu sắc tự nhiên của cụ Trương Công Thành đã tạo ra các hoạ tiết hoa văn sinh động và dần dần phát triển thành nghề khảm ngày nay.
Nghề khảm trai có 6 công đoạn cơ bản: vẽ mẫu cho bức tranh, cưa trai theo nét vẽ, đục gỗ và gắn trai vào gỗ, mài khảm, thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõ các chi tiết của bức tranh.
Khamtrai.JPG
Nét nổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ, luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít, chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động, đặc sắc.
Nghệ nhân Trần Bá Dinh, một trong những nghệ nhân có công gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của làng cho biết: “Gia đình tôi đã có 3 đời làm nghề khảm vỏ ốc, các cháu từ cháu trai đến cháu dâu mỗi người một việc, đứa giỏi vẽ họa tiết, đứa giỏi cưa ốc, vỏ trai khá tinh xảo của nghề”.
Để làm được nghề phải là người tỉ mỉ và kỹ tính, nhu mì, làng Chuôn Ngọ có tới hơn 3.000 người chuyên tâm vào làm vỏ trai, vỏ ốc để phục vụ cho các nghệ nhân chuyên vẽ tranh đồng quê, tranh phong thủy và khảm bằng vỏ ốc, vỏ trai
Để đầu tư cho tranh khảm trai, khảm ốc thì người làng Chuôn Ngọ có mối mua trai sau chế biến thô ở Bắc Ninh và Hải Dương với giá thành khoảng từ  50 nghìn đồng/kg.
Lang nghe lam giau tu vo oc, vo trai
Nghệ nhân Trần Bá Dinh và tác phẩm khảm trai về Bác Hồ
Riêng chất liệu vỏ ốc, vỏ trai còn có nguồn thu nhập từ nước ngoài với giá 2 triệu đồng một lạng ( khoảng 100 miếng mỏng như giấy). Loại vỏ ốc này có thể vẽ chạm khảm chân dung, có tranh giá 2 triệu đồng/bức.
Chị Nguyễn Vy Anh, một khách du lịch cho biết: “Tôi đang chọn một số sản phẩm khảm trai để làm quà tặng cho đối tác người nước ngoài bởi họ rất thích đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam”.
Có những người đã từng đặt cọc tiền để sau một tháng lấy tranh chân dung bằng vỏ ốc, nếu là tranh phong thủy do việt kiều đặt thì có bức có giá 10 triệu đồng.
Lang nghe lam giau tu vo oc, vo trai
Hiện nay, các loại tranh được khách du lịch ưa thích là tranh phong cảnh đồng quê Việt Nam với những cảnh bụi tre, con đò, bến nước, những di sản văn hóa bao gồm chùa chiền, đình làng hoặc tranh tứ bình mai, lan, cúc, trúc hay đào, sen, cúc, hồng có giá từ 1 triệu đồng/ bộ.
Những nghệ nhân trẻ nổi tiếng trong làng khảm trai như nghệ nhân Nguyễn Phú Vinh, nghệ nhân Nguyễn Đức Biết được biết đến với các tác phẩm vẽ tranh khảm ốc, họa tiết của tranh.
Làng Chuôn Ngọ không chỉ có khách du lịch quốc tế đến thăm, mua sản phẩm du lịch của làng nghề mà nay con cháu trong làng đã có điều kiện để mở rộng ra nhiều cửa hàng khảm trai, khảm ốc trên các khu phố cổ ở Hà Nội theo nhu cầu của du khách.
Sau những biến cố của làng nghề thì giờ đây người dân đã có thể sống được với nghề khảm trai, khảm ốc đã có truyền thống hàng nghìn năm. Đó thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho Chuôn Ngọ.